Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2017

Hợp đồng lao động vô hiệu theo Pháp luật Việt Nam

Hình ảnh
Hợp đồng lao động vô hiệu theo Pháp luật Việt Nam http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23618 Hiện nay, Bộ Luật lao động quy định rất cụ thể về việc hợp đồng lao động vô hiệu, đây là cơ sở để các bên xem xét khi có xảy ra tranh chấp. Hợp đồng lao động vô hiệu 1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật; b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền; c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm; d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động. 2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng. 3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật

Đặc sắc văn hóa Việt qua tết năm mới của một vài dân tộc thiểu số Việt Nam

Hình ảnh
         “Đặc sắc văn hóa Việt qua tết năm mới của một vài dân tộc thiểu số Việt Nam” Tác giả: Vũ Thị Thu Hiền http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22029 Mỗi dân tộc có một kiểu ăn Tết riêng, đôi khi kéo dài, tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Việt Nam có 54 dân tộc, và vì vậy cũng có 54 sắc thái, phong vị Tết khác nhau. Tết Prơgiêrâm của dân tộc Cơ Tu Vào mùa Xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơgiêrâm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Các gia đình đều trang trí đẹp đẽ. Các loại cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. Ở nhà Gươl (nhà làng) người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo được chạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hóa của người Cơ Tu sẽ diễn ra tại nhà Gươl như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài suốt tháng... Tết Nhô LirBông của dân tộc Cơ Ho Người Cơ Ho hay sinh sống ở Lâm Đồng. H

Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam

Hình ảnh
“Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam” Tác giả: Nguyễn Viết Lộc http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/44594 Hàn quốc cũng là một quốc gian theo nền văn hóa phương đông, vì thế văn hóa Hàn Quốc là văn hóa tập thể. Tuy nhiên so với các nền văn hóa của một số quốc gia Châu Á khác thì Hàn Quốc vẫn coi trọng “chủ nghĩa cá nhân hơn”. V iệc xây dựng mối quan hề cá nhân lâu dài và bền vững luôn được coi trọng. Nếu các đối tác coi việc xây dựng mối quan hệ phải dần dần và cần thời gian khá dài thì người HQ lại luôn muốn thực hiện ngay từ lần đầu gặp mặt. Vì vậy, khi đối tác thể hieennj lòng tin đối với doanh nghiệp, cần phai rbawts đầu bàn bạc vấn đề nghiêm túc ngay, đồng thời phải luôn nhấn mạnh về những lợi ích dài hạn và cam kết của doanh nghiệp đối với việc xây dựng mối quan hệ với đối tác HQ. Luôn giữ liên lạc với họ trong lúc đàm phán. Mối quan hệ phải được xây dựng dựa trên cơ sở quen biết, sự tôn trọng và lòng tin cá nhân. Người HQ rất co

Hai cây mía trên bàn thờ ngày tết

Hình ảnh
"Hai cây mía trên bàn thờ ngày Tết" Tác giả: Nguyễn Hùng Vĩ http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/3474 Ngày Tết, những người dân thường hay mua 2 cây mía còn nguyên phần rễ và lá về dựng hai bên bàn thờ để thờ tự. Đến ngày khai hạ hoặc có nhà đến Rằm tháng Giêng mới ăn. Đã có nhiều cách giải thích về tục lạ này như đó là việc người ta giữ sự ngọt ngào từ năm cũ sang năm mới để kì vọng mọi việc trong năm êm ngọt; có người giải thích từng đốt mía như nấc thang để hồn leo lên giời đến cõi siêu sinh; cũng có nơi giải thích đó hai cây gậy để ông bà chống gậy tìm về với con cháu v.v…Cách giải thích nào cũng thể hiện cái tâm hướng nguồn và hướng tới sự tốt đẹp. Những người theo và đọc Phật giáo họ có những kiến giải khác cần tham khảo. Nói chung, tang ma, cúng tế, nghi lễ người Kinh là một hiện tượng phức tạp, tích hợp nhiều tín ngưỡng. Những tín ngưỡng thời Việt cổ (trước công nguyên)   không từng được người Việt lúc đó ghi chép nên ta khó gặp những cái c