Phong cách làm cha mẹ ở những gia đình có trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối
loạn tăng động giảm chú ý (tiếng Anh: Attention-deficit hyperactivity
disorder-ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc
điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả
năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó
khăn trong quan hệ với mọi người.
Theo
thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng
bắt đầu trước tuổi lên 7. Tỷ lệ trên toàn cầu cho trẻ em vào khoảng 5% và thay
đổi trong biên độ tương đối rộng do còn tùy thuộc vào phương pháp tiến hành
trong nghiên cứu. Lứa tuổi hay mắc là từ 8 đến 11, trẻ trai có khả năng mắc cao
gấp 3 lần trẻ gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm, ở tuổi 20 tỉ lệ mắc
còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%. Còn ở Việt Nam theo một nghiên cứu
tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy
tỷ lệ mắc bệnh là 3,01%
Đa
số người có rối loạn này thể hiện đồng thời cả triệu chứng tăng động và giảm
chú ý, nhưng một số khác lại trội hơn mặt nào đó, để chi tiết, các nhà chuyên
môn phân ra làm 3 loại dựa trên biểu hiện trội trong thời gian 6 tháng qua
314.04 Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng
phối hợp: Nếu có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý hoặc ít nhất 6 triệu chứng
tăng động bồng bột tồn tại trong một thời gian ít nhất là 6 tháng. Hầu hết những
trẻ em và thiếu niên có rối loạn này đều thuộc dạng phối hợp. Người ta chưa biết
ở người lớn có tình trạng tương tự như vậy hay không.
314.00 Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng
trội về giảm chú ý: Nếu có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý nhưng lại phải có
chưa đến 6 triệu chứng về tăng động bồng bột tồn tại trong một thời gian ít nhất
là 6 tháng.
314.01 Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng
trội về tăng động bồng bột: Nếu có ít nhất 6 triệu chứng về tăng động bồng bột
nhưng lại phải có chưa đến 6 triệu chứng về giảm chú ý tồn tại trong thời gian
ít nhất là 6 tháng. Sự giảm chú ý có thể vẫn còn là một đặc tính lâm sàng rõ rệt
trong những trường hợp như thế.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Phong cách
làm cha mẹ
ở những gia đình có trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý” của tác giả
Nguyễn
Hoàng Trúc Phương tại đường link:
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33438http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33438
Nhận xét
Đăng nhận xét