Đặc sắc văn hóa Việt qua tết năm mới của một vài dân tộc thiểu số Việt Nam
“Đặc sắc văn hóa Việt qua tết năm mới của một vài dân tộc thiểu số Việt Nam” Tác giả: Vũ Thị Thu Hiền http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22029 Mỗi dân tộc có một kiểu ăn Tết riêng, đôi khi kéo dài, tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Việt Nam có 54 dân tộc, và vì vậy cũng có 54 sắc thái, phong vị Tết khác nhau. Tết Prơgiêrâm của dân tộc Cơ Tu Vào mùa Xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơgiêrâm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Các gia đình đều trang trí đẹp đẽ. Các loại cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. Ở nhà Gươl (nhà làng) người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo được chạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hóa của người Cơ Tu sẽ diễn ra tại nhà Gươl như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài suốt tháng... Tết Nhô LirBông của dân tộc Cơ Ho Người Cơ Ho hay sinh sống ở Lâm Đồng. H