Những vấn đề kinh tế-xã hội ở huyện đảo Trường Sa



Trường Sa là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa do Việt Nam thiết lập trên cơ sở các đảo san hô nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa.


Huyện Trường Sa nằm về phía đông và đông nam bờ biển Việt Nam, được thiết lập dựa trên cơ sở là toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông. Huyện đảo trải dài với tọa độ địa lý từ 6°50'00" đến 12°00'00" vĩ độ Bắc và từ 111°30'00" đến 117°20'00" kinh độ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý và cách Vũng Tàu 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa).


Về mặt địa lý, quần đảo Trường Sa là một tập hợp hơn một trăm đảo nhỏ, bãi đá ngầm hình thành từ san hô (nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống thấp), bãi cát ngầm, bãi ngầm và bao bọc một vùng biển rộng khoảng 198.964 km². Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau; nếu đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây chỉ cách nhau khoảng 1,5 hải lý thì đảo Song Tử Tây lại cách đảo An Bang đến 230 hải lý. Số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn đá ngầm có thể chỉ nổi một phần nhỏ khi thủy triều xuống. Ba đảo có diện tích đứng đầu Trường Sa, theo thứ tự giảm dần, là đảo Ba Bình (khoảng 0,4896 km²), đảo Thị Tứ (khoảng 0,372 km²) và đảo Bến Lạc (khoảng 0,186 km²). Đảo cao nhất là Song Tử Tây ở phía bắc quần đảo với độ cao khoảng 4–6 m khi thủy triều thấp nhất. Thực thể địa lý nằm xa nhất về cực nam là đá Sác Lốt.


Nghề nuôi cá biển ở Trường Sa đã và đang còn nhiều tiềm năng ở phía trước. Và một ngày không xa, quần đảo Trường Sa sẽ là một điểm nuôi các loại cá biển có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu. Trên đảo Đá Tây, Công ty Hải sản Biển Đông cũng đang hoàn thiện dần công trình dịch vụ hậu cần nghề cá cho ngư dân. Bước đầu nơi này mới chỉ cung cấp nước ngọt, tới đây sẽ mở rộng thành khu cung cấp nhiên liệu, nước đá, ngư cụ cho tàu thuyền đánh cá của bà con ngư dân trong khu vực. Trong tương lai không xa nữa, Đá Tây sẽ trở thành một điểm dịch vụ hậu cần thủy sản và xuất khẩu thủy sản. Một cán bộ của Công ty Hải sản Biển Đông cho biết: “Sau này, cá biển đánh bắt được hay cá nuôi đặc sản sẽ được xuất khẩu trực tiếp từ đảo chứ không phải đưa về đất liền”. Qua khảo sát mới nhất, các nhà khoa học Việt Nam đã xác định được tại vùng biển quần đảo Trường Sa có 18 họ hải sản với 32 giống và 37 loài, trong đó có các họ cá có giá trị kinh tế cao như cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá thu ngàng. Ngoài địa điểm neo đậu an toàn ở Đá Tây, sắp tới, tại đảo Song Tử Tây sẽ xây dựng cảng để cho tàu bè của ngư dân vào tránh bão. Tiềm năng dầu khí rất lớn Biển Đông là biển lớn thứ 2 trên thế giới, có diện tích khoảng 3 triệu km2, được bao bọc bởi 9 nước, trong đó có Việt Nam. Ngoài nguồn tài nguyên thủy sản, vùng nước quần đảo Trường Sa còn là nơi có trữ lượng san hô lớn, có thể dùng sản xuất ra các sản phẩm mỹ nghệ và sử dụng trong lĩnh vực y học. Đáng chú ý, Biển Đông còn có trữ lượng dầu khí và khoáng sản rất lớn, trong đó nguồn dầu khí được đánh giá là có triển vọng to lớn với trữ lượng khoảng 6 tỷ thùng, trong đó 70% là khí. Về giao thông vận tải, Biển Đông là tuyến đường huyết mạch mang tính chiến lược không chỉ đối với các nước trong khu vực mà còn đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Gần 90% dầu lửa nhập khẩu của Nhật Bản, 70% của Trung Quốc từ Trung Đông đều đi qua Biển Đông. Mỗi ngày có từ 200 đến 300 tàu vận tải loại lớn đi qua vùng biển này. Nước ta có chiều dài bờ biển hơn 3.260km, có nhiều cảng biển quan trọng, nhiều danh lam thắng cảnh và khu du lịch nổi tiếng. Trong 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta đều gắn liền với biển như du lịch, dầu khí, thủy sản, giao thông vận tải, công nghiệp tàu thủy... Hàng năm, kinh tế biển và vùng ven biển đã góp phần đáng kể vào GDP của cả nước và xu hướng này đang ngày càng tăng lên. Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tướng Trần Đình Xuyên, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân cho biết: “Sắp tới, sẽ tổ chức cầu hàng không đưa người dân ra đảo và đi bằng tàu lớn có tốc độ nhanh. Dần dần sẽ phát triển huyện đảo Trường Sa một cách toàn diện, Trường Sa sẽ thành một huyện đảo với nhiều xã đảo mạnh về kinh tế biển gắn với vững về quốc phòng, an ninh”
Mời các bạn quan tâm đến đề tài tham khảo bài viết cùng chủ đề “Những vấn đề kinh tế-xã hội ở huyện đảo Trường Sa” của tác giả Hà Minh Hồng tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25062

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Biểu tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chiến lược phát triển Công ty sữa đậu nành Vinasoy

Khoáng sản kim loại