Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế



Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1995 trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng cốt.




Đây là một Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý.
Cho đến cuối năm 2011, tổng công ty chiếm khoảng 80% thị phần giao thông hàng không tại Việt Nam.
Trong dự hướng cổ phần hóa các tập đoàn nhà nước, tháng 11 năm 2011, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý đẩy mạnh việc cổ phần hóa Vietnam Airlines giai đoạn 2011-2015, trong đó nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ, và cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không (Vinapco), trong đó Vietnam Airlines giữ trên 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên, Chính phủ cho phép Vietnam Airlines được nắm giữ 100% vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Kỹ thuật máy bay (VAECO), và tự quyết định tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại 3 xí nghiệp, gồm Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất và tái cơ cấu Công ty Bay dịch vụ hàng không (Vasco).
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam năm 2016, tổng doanh thu hợp nhất của Tổng Công ty và các công ty thành viên ước đạt trên 76.000 tỷ đồng, tăng hơn 10% và lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt gần 2.500 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ và vượt 7% kế hoạch năm.


Tháng 7/2016, Vietnam Airlines đã được Skytrax trao chứng chỉ Hãng hàng không 4 sao nhờ những đổi mới, nâng cấp trong sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ hạng Thương gia. Theo điều tra trên chuyến bay, điểm hài lòng tổng thể của khách hàng dành cho Vietnam Airlines ngày càng tăng, chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc và quyết tâm hiện thực hóa cam kết nâng cấp chất lượng, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
Năm 2017, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh; phục vụ tốt giai đoạn cao điểm cuối năm; thực hiện mục tiêu đơn giản hóa về cấu trúc và số lượng chủng loại tàu bay theo kế hoạch đã được phê duyệt; duy trì mục tiêu chất lượng 4 sao, đạt trên 90% tiêu chí 4-5 sao theo đánh giá của Skytrax và phối hợp chặt chẽ về sản phẩm, nguồn lực, thương hiệu với Jetstar Pacific, Cambodia Angkor Air, VASCO để nâng cao sức cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.


Mời các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Tuấn Sơn tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34185


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Biểu tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chiến lược phát triển Công ty sữa đậu nành Vinasoy

Khoáng sản kim loại