Hóa thạch Chitinozoa và Acritarcha

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18943
Chitinozoa được dùng để chỉ nhóm vi cổ sinh có có dạng túi bao, cốc, chén với vỏ hữu cơ (từng được cho là vỏ kitin, nên có tên gọi Chitinozoa), nhưng thực ra không đúng như vậy. 
Còn nhiều bí ẩn về nhóm sinh vật được coi thuộc giới động vật này. 



Ý nghĩa sinh học của loại hóa thạch này và vị trí phân loại của chúng đã là vấn đề gây tranh cãi, nhưng giả thuyết đây là trứng của một loại động vật đa bào thân mềm (“Chitinozoan-animals”) có vẻ hợp lý nhất. 
Những phân tích gần đây về thành phần hóa học của Chitinozoa cho thấy lớp vỏ của chúng được cấu tạo bởi các phân tử hữu cơ phức tạp với một mạng lưới kerogen chủ yếu thuộc nhóm vòng thơm nhưng cho đến nay không có lớp kitin nào được tìm thấy trong Chitinozoa. 
Dạng vi hóa thạch này chỉ có trong trầm tích biển Palaeozoi và có thể rất phong phú (tới vài nghìn mẫu trên một gam đá). 
Di tích hóa thạch đầu tiên không thể chối cãi của Chitinozoa được phát hiện trong trầm tích Tremadoc hạ (Ordovic hạ). 
Nhóm sinh vật này phát triển nhanh và mạnh trên toàn cầu trong khoảng 130 triệu năm, đến tận khi chúng bị tuyệt diệt vào cuối Famen (Devon muộn). 
Acritarcha (theo tiếng Hy Lạp, acritos = không rõ, arche = nguồn gốc) là một nhóm vi cổ sinh có lớp vỏ hữu cơ được phân loại nhân tạo mà hiện nay vẫn còn nhiều bí ẩn, do Evitt (1963) mô tả lần đầu tiên. 
Chúng được xếp vào sinh vật đơn bào nhân 
Title: Hóa thạch Chitinozoa và Acritarcha
Authors: Tạ, Hòa Phương
Keywords: Cấu trúc và phân loại;Giá trị ứng dụng
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Abstract: Chitinozoa được dùng để chỉ nhóm vi cổ sinh có có dạng túi bao, cốc, chén với vỏ hữu cơ (từng được cho là vỏ kitin, nên có tên gọi Chitinozoa), nhưng thực ra không đúng như vậy. Còn nhiều bí ẩn về nhóm sinh vật được coi thuộc giới động vật này. Ý nghĩa sinh học của loại hóa thạch này và vị trí phân loại của chúng đã là vấn đề gây tranh cãi, nhưng giả thuyết đây là trứng của một loại động vật đa bào thân mềm (“Chitinozoan-animals”) có vẻ hợp lý nhất. Những phân tích gần đây về thành phần hóa học của Chitinozoa cho thấy lớp vỏ của chúng được cấu tạo bởi các phân tử hữu cơ phức tạp với một mạng lưới kerogen chủ yếu thuộc nhóm vòng thơm nhưng cho đến nay không có lớp kitin nào được tìm thấy trong Chitinozoa. Dạng vi hóa thạch này chỉ có trong trầm tích biển Palaeozoi và có thể rất phong phú (tới vài nghìn mẫu trên một gam đá). Di tích hóa thạch đầu tiên không thể chối cãi của Chitinozoa được phát hiện trong trầm tích Tremadoc hạ (Ordovic hạ). Nhóm sinh vật này phát triển nhanh và mạnh trên toàn cầu trong khoảng 130 triệu năm, đến tận khi chúng bị tuyệt diệt vào cuối Famen (Devon muộn). Acritarcha (theo tiếng Hy Lạp, acritos = không rõ, arche = nguồn gốc) là một nhóm vi cổ sinh có lớp vỏ hữu cơ được phân loại nhân tạo mà hiện nay vẫn còn nhiều bí ẩn, do Evitt (1963) mô tả lần đầu tiên. Chúng được xếp vào sinh vật đơn bào nhân chính thức và có lẽ có nhiều tổ tiên. Chúng được đặt tên theo quy tắc đặt tên đối với thực vật.
Description: tr. 200-205
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18943
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)
chính thức và có lẽ có nhiều tổ tiên. Chúng được đặt tên theo quy tắc đặt tên đối với thực vật.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Biểu tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chiến lược phát triển Công ty sữa đậu nành Vinasoy

Khoáng sản kim loại