Tìm hiểu mức độ kỳ vọng của bố mẹ và sự đánh giá bản thân của trẻ
Không
ít phụ huynh hiện nay lấy thành tích học tập của con làm thước đo cho sự thành
công của mình trong cuộc sống, dẫn đến những phản ứng gay gắt, tiêu cực khi con
bị điểm kém. Điều này lâu dần sẽ khiến trẻ sợ học và tự ti.
Ở
một ngã tư lúc đang dừng đèn đỏ, một bà mẹ trẻ nói chuyện với đứa con trai nhỏ
đang ngồi phía trước xe. Mẹ hỏi: “Lớn lên con sẽ làm nghề gì nè?”. Vừa lúc đó một
chiếc xe cấp cứu hụ còi chạy ngang, đứa bé nói luôn: “Con làm tài xế lái xe cấp
cứu”. Người mẹ giận dỗi rít lên: “Trời đất, mẹ dạy con bao nhiêu lần rồi, lớn
lên con phải làm kỹ sư, làm giám đốc chứ!”.
Những
câu chuyện ở trên cho thấy có nhiều kiểu áp lực tâm lý cha mẹ gây ra cho con
cái, như: về chuyện học hành, con phải luôn đạt thành tích cao, luôn đứng đầu bảng;
về công việc, con phải làm việc ở những ngành nghề, những nơi danh giá, sang trọng,
hoặc kiếm nhiều tiền; về những mối quan hệ bạn bè; về hôn nhân gia đình...
Những
áp lực này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do cha mẹ quá lo lắng
cho tương lai của con trong một xã hội mang tính cạnh tranh cao; do cha mẹ muốn
con hoàn thành những ước mơ còn dang dở của mình trước đây; do cha mẹ ảo tưởng
về khả năng của con cái; do thái độ cầu toàn của cha mẹ... Tất cả những điều
này có thể đều xuất phát từ tình yêu thương và đều hướng đến mục tiêu là một
tương lai tốt đẹp cho con. Tuy nhiên, nó lại biến thành áp lực phần lớn là do
những điều kỳ vọng này không phù hợp hoặc thậm chí mâu thuẫn với những khả
năng, nguyện vọng, sở thích của con. Trong khi đó, gần như không có sự chia sẻ,
trao đổi, bàn bạc giữa cha mẹ và con cái.
Nếu
cha mẹ cứ tạo ra cho con những áp lực ngày càng cao hơn và tồn tại trong thời
gian dài sẽ có nguy cơ tạo ra những trở ngại về tâm lý cho con, tạo ra sự hụt hẫng
cá nhân khi không thực hiện được những kỳ vọng vì một hạn chế riêng nào đó, từ
đó tạo ra những mặc cảm tự ti và ý nghĩ mình là một con người kém giá trị lại
làm tăng thêm hẫng hụt, stress kéo dài. Vì vậy trong cuộc sống mới có những trường
hợp con cái phản ứng hung bạo, trầm cảm, bỏ nhà đi bụi, tự tử... mà khi xảy ra,
các bậc phụ huynh hay thắc mắc “không hiểu tại sao con tôi nó lại như vậy?!”.
Có
những việc cha mẹ cần đưa ra bàn bạc với con, lắng nghe ý kiến của con và các
quyết định phải được chia sẻ. Con cái cần có đủ lòng tin và được cha mẹ để cho
tự do đưa ra các quyết định riêng, nhất là khi cha mẹ không hiện diện. Những
quyết định này cần được tôn trọng, thậm chí nếu có sai lầm, cha mẹ sẽ giúp con
nhận ra và đó là cơ hội để con học hỏi thêm.
Ngoài
ra, đừng quên rằng cha mẹ là những kiểu mẫu cho con cái về vai trò người cha,
người mẹ tương lai, con cái học cách đối xử với người khác như mình đã được đối
xử, quan hệ với người khác như đã được đối xử trong gia đình.
Trong
xã hội ngày nay, trẻ em được mong đợi sẽ lớn lên, rời tổ ấm và khởi sự xây dựng,
thành lập gia đình riêng của mình. Để làm được như vậy, con cái phải được tự do
thoát khỏi sự che chở và điều khiển của cha mẹ, học cách tự đưa ra các quyết định,
suy nghĩ cho bản thân và có trách nhiệm với các hành động của mình. Nếu vượt
qua được những mơ hồ, hụt hẫng, mâu thuẫn, thiếu tự tin, trẻ em sau này sẽ trở
thành một người lớn có tính độc lập, thể hiện đúng khả năng của mình trong cuộc
sống...
Nhận xét
Đăng nhận xét