Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam
Mời
các bạn tìm hiểu luận văn “Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm
trên báo chí Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thảo tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20320
Luận
văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả cơ bản như sau:
Trong
chương 1 – “Cơ sở lý thuyết và những điều cần biết về an toàn thực phẩm”, tác
giả tập trung giải quyết một số lý luận chung về thông tin báo chí, đặc trưng đặc
điểm các loại hình báo chí đối với thông tin tư vấn, chỉ dẫn và phác thảo bức
tranh toàn cảnh về vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu tập
trung làm rõ các khái niệm về “thông tin”, “thông tin báo chí”, “tư vấn, chỉ dẫn”,
“an toàn thực phẩm” và “thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm”. Bằng việc
hệ thống lại đặc trưng đặc điểm của 4 loại hình (báo in, phát thanh, truyền
hình, báo điện tử) để phân tích ảnh hưởng từ những ưu thế, nhược điểm của mỗi
loại hình báo chí đối với thông tin tư vấn, chỉ dẫn.
Trong
chương hai, luận văn đi sâu khảo sát, phân tích nội dung, cách thức thể hiện của
thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam trong hai năm
2014 - 2015. Về mặt nội dung, thông tin
tư vấn, chỉ dẫn về an toàn thực phẩm trên báo chí được đề cập khá bao quát và
toàn diện với những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách ở tầm vĩ mô như: Phổ biến,
tư vấn chính sách pháp luật, công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Đặc
biệt, báo chí còn chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức trong việc giữ an
toàn cho bữa ăn gia đình, nhà trường, công ty…; tổ chức các diễn đàn trao đổi,
giải đáp thắc mắc, đưa ra khuyến cáo, cảnh báo qua từng vụ việc, trường hợp cụ
thể và cung cấp những thông tin cần thiết cho công chúng về chất cấm, chất phụ
gia, chất hóa học… Về mặt cách thức thể hiện, báo chí cũng sử dụng và khai thác
tối đa ưu thế của từng loại hình và sử dụng phong phú các thể loại báo chí như
tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, tọa đàm, giao lưu trực tuyến…
Trong
chương này, tác giả cũng chỉ rõ các nhóm đối tượng tham gia tư vấn, chỉ dẫn an
toàn thực phẩm trên báo chí. Qua đó, khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng
của việc lựa chọn mời những chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý phù hợp với
việc tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí.
Kết
quả khảo sát trên cả 4 loại hình báo chí cũng cho thấy, thông tin tư vấn, chỉ dẫn
an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ còn rất khiêm tốn so với thông tin ở lĩnh vực
khác. Đối tượng tiếp nhận thông tin tư vấn, chỉ dẫn mà báo chí hướng tới chủ yếu
là người tiêu dùng thực phẩm trong khi đó, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm ít được chú ý. Một số tồn tại, bất cập khác về mặt nội dung và
hình thức thể hiện cũng được nghiên cứu làm rõ. Qua đó, tác giả mạnh dạn đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của dòng thông tin tư vấn, chỉ dẫn an
toàn thực phẩm trên báo chí.
Đáng
chú ý, luận văn còn tiến hành thu thập ý kiến công chúng với kết quả 72% ý kiến
người được hỏi cho rằng việc báo chí cung cấp thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP là
rất cần thiết, trong đó báo điện tử được công chúng đánh giá là loại hình thuận
tiện nhất cho việc tiếp nhận thông tin này. Vấn đề mà phần đông công chúng lo lắng,
nghi ngại hiện nay là chất cấm, chất hóa học, các loại phụ gia, chất bảo quản,
phẩm màu nhân tạo… tiềm ẩn bên trong thực phẩm mà chỉ bằng các giác quan của
con người khó có thể phân biệt được. Đây được coi như một chỉ báo về nhận thức,
thái độ của công chúng trước diễn biến phức tạp của vấn đề an toàn thực phẩm hiện
nay. Dựa trên chỉ báo này, các cơ quan báo chí sẽ có định hướng tổ chức và đầu
tư thích đáng đối với hoạt động thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm.
Với
đề tài này, luận văn đã có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bổ sung và
phát triển hệ thống lý thuyết về dòng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí hiện
đại.
Những
kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận văn sẽ có tác động
đối với các cơ quan báo chí và nhất là các phóng viên, nhà báo trong việc nhìn
nhận, đánh giá hiệu quả của những sản phẩm báo chí mang tính chất thông tin tư
vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh vấn đề an toàn thực phẩm
đang diễn biến phức tạp, việc báo chí tiếp tục đi sâu khai thác, phổ biến kiến
thức giúp nâng cao hiểu biết cho người tiêu dùng thực phẩm là vô cùng cần thiết.
Luận
văn hy vọng cũng sẽ đóng góp thêm một nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu,
cơ quan quản lý và những ai quan tâm về vấn đề này.
Nhận xét
Đăng nhận xét