Hợp tác của Việt Nam với các tổ chức xã hội Mỹ trong việc khắc phục hậu quả chất độc da cam/đioxin
Cuộc
chiến tranh hóa học mà quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Việt Nam đã làm cho môi trường
sinh thái Việt Nam bị hủy hoại nặng nề. Cùng với đó, khoảng 4,8 triệu người Việt
Nam bị phơi nhiễm chất da cam/điôxin, 3 triệu người Việt Nam là nạn nhân trực
tiếp, hàng trăm nghìn người đã chết, nhiều nạn nhân còn sống đang phải vật lộn
với bệnh tật hiểm nghèo. Di chứng của chất da cam/điôxin vẫn còn dai dẳng hủy
hoại nhiều thế hệ người Việt Nam.
Theo
nghiên cứu của các chuyên gia y tế, hậu quả của việc phơi nhiễm chất
độc màu da cam/dioxin gây ảnh hưởng nặng nề cho nhiều gia đình. Hiện
nay, toàn tỉnh có hơn 10.000 người là dân thường sống trong các vùng
bị quân đội Mỹ rải chất độc màu da cam/dioxin, có các bệnh và dị
tật nghi bị phơi nhiễm loại chất độc này, trong đó có nhiều trẻ em
sinh ra sau chiến tranh và thời gian gần đây cũng bị dị tật. Những năm
qua, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với những
trường hợp người bị nhiễm và thân nhân của họ. Tính đến tháng
6-2016, Khánh Hòa có 1.832 trường hợp bị ảnh hưởng bởi chất độc màu
da cam/dioxin được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Pháp
lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, chiếm khoảng 0,14% dân số
toàn tỉnh. Trong đó, có 1.602 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm,
230 người là con đẻ của họ bị nhiễm.
Bên
cạnh sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, các ban, ngành, đoàn
thể, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm
tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong mỗi
người dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc
khắc phục hậu quả chất độc màu da cam/dioxin. Các cơ quan chức năng
có liên quan đã hướng dẫn những người bị nhiễm chất độc màu da
cam/dioxin làm hồ sơ, thủ tục, tổ chức giám định bệnh tật; tăng
cường năng lực hoạt động, cơ sở vật chất cho các cơ sở khám, chữa
bệnh, tư vấn di truyền cho các nạn nhân… Nhờ đó, các đối tượng bị
phơi nhiễm chất độc màu da cam/dioxin đã từng bước thay đổi trong nhận
thức, chuyển biến tích cực trong hành động để vươn lên chiến thắng
bệnh tật, làm chủ cuộc sống. Mặt khác, các tổ chức, cá nhân hảo
tâm trong và ngoài nước đã tham gia đóng góp tiền của giúp đỡ các
nạn nhân cải thiện đời sống vật chất và tinh thần…
Có
thể nói, về cơ bản, việc khắc phục hậu quả chất độc màu da
cam/dioxin trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng chủ trương, quy định của
Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của loại chất độc này
đến sức khỏe của người bị phơi nhiễm vẫn còn dai dẳng, là vấn đề
cần được tiếp tục quan tâm. Do đó, vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế
hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc màu da cam/dioxin trên
địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Tỉnh đề ra mục tiêu trong giai đoạn
này sẽ giải quyết cơ bản về hậu quả chất độc màu da cam/dioxin; 100%
người tham gia kháng chiến và con của họ bị nhiễm nếu đủ điều kiện
theo quy định của Nhà nước đều được hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu
đãi người có công với cách mạng; 100% người khuyết tật là nạn nhân
bị nhiễm chất độc màu da cam/dioxin nếu không đủ điều kiện hưởng trợ
cấp theo pháp lệnh nêu trên mà có đủ điều kiện theo quy định của
Luật Người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng; 100% hộ là
nạn nhân của chất độc màu da cam/dioxin được cấp thẻ bảo hiểm y tế;
90% người khuyết tật trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được
học nghề và tạo việc làm phù hợp…
Để
hoàn thành tốt mục tiêu trên, nhiệm vụ không của riêng ai, mà đòi hỏi
cần có sự chung tay của cả cộng đồng xã hội. Đặc biệt, các tổ
chức đoàn thể chính trị, xã hội cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận
động đoàn viên, hội viên, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
nâng cao ý thức và trách nhiệm cùng tham gia xử lý hậu quả do chất
độc màu da cam/dioxin gây ra trên địa bàn tỉnh.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn có cùng chủ đề “Hợp tác của Việt
Nam với các tổ chức xã hội Mỹ trong việc khắc phục hậu quả chất độc da
cam/đioxin” của tác giả Vũ Thị Thu Giang tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25055
Nhận xét
Đăng nhận xét