Tìm hiểu quan điểm tiến bộ của Thiều Chửu về Phật giáo
Thiều
Chửu (1902–1954) (tên thật: Nguyễn Hữu Kha) là nhà văn hóa, dịch giả và cư sĩ
Việt Nam, tác giả Hán Việt tự điển và nhiều bộ sách về Phật giáo nổi tiếng
khác. Ông từng được mời tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm
1945 với tư cách là Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội.
Ông
tên thật là Nguyễn Hữu Kha, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng
Trung Tự, phường Đông Tác cũ, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Thân phụ của ông
là Nguyễn Hữu Cầu, quen gọi là cụ cử Đông Tác, từng tham gia phong trào Đông
Kinh nghĩa thục nên bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo. Cụ nội của ông là ông nghè
Đông Tác Nguyễn Văn Lý.
Ông
kể về tuổi thơ của mình: "Nhà nghèo quá, chị em tôi 7-8 tuổi đã phải chăn
bò cắt cỏ, gánh nước, thổi cơm nấu cám, 10 tuổi tát nước, 12 tuổi cày bừa. Năm
tôi 13 tuổi, bố bị giặc Pháp bắt, được hai tháng thì mẹ sinh con thứ 8. Đẻ được
ba ngày mẹ đã phải đi làm đồng"
16
tuổi, Hữu Kha một mình xuống Đồ Sơn bán thuốc Nam và bánh kẹo kiếm sống. Vì tin
người nên mất hết vốn, ông phải làm phu kéo thuyền, đẩy xe, thậm chí đi ăn xin.
Hai năm trời cực nhục ấy khiến ông ngày càng tin yêu triết lý cứu khổ cứu người
của đạo Phật.
Cuối
năm 1920, ông về giúp cha mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư Sở. Ông học
được nghề thuốc Nam và trở thành vị lương y suốt đời chữa bệnh không công. Ông
lấy hiệu Tịnh Liễu (Tịnh: trong sạch, Liễu: hiểu biết), bắt đầu tự học đạo Phật
và ngoại ngữ. Được bà nội và bác ruột dạy chữ Hán, cùng đức tính kiên trì tự
học, dần dà ông đã am hiểu chữ Hán, Nho giáo và Phật giáo, lại thông thạo các
tiếng Anh, Pháp, Nhật.
Bén
duyên với Phật giáo, ông lấy hiệu là Thiều Chửu, có nghĩa là cái chổi quét bụi,
thể hiện rõ tâm nguyện của mình là "cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng
giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình". Ngoài ra, "hàng ngày phải
lau quét bụi trần tham nhiễm, đừng để gương lòng vẩn đục bởi phiền não vô minh
che lấp". Ông không trở thành tu sĩ mà chỉ là một cư sĩ, tu tại gia.
Đi
sâu nghiên cứu Phật giáo, năm 1932-1933 ông cho ra đời bản dịch Khóa hư lục,
"bộ kinh cứu khổ cho đời" mà theo ông tác giả là vua Trần Nhân Tông,
vị tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam (theo Đào Duy Anh thì tác giả là vua Trần
Thái Tông).
Thiều
Chửu để lại 93 tác phẩm viết và dịch. Ngoài bộ Hán Việt tự điển có giá trị vượt
thời gian, ông còn dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật như Kinh Di Đà, Thủy
Sám, Địa Tạng, Kim Cương Bát Nhã, Viên Giác, Pháp Hoa, Dược Sư, Phả Môn, Di
Giáo, Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Lễ Sáu Phương, Lục Tổ Đàn Kinh, Khóa Hư. Các
sách dịch khác của ông có thể kể: Vì sao tôi tin Phật giáo, Phật học cương yếu,
Tây du ký...
Nguyễn
Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận (Nhà xuất bản Lá Bối, 1985) đã đánh giá
"các bản dịch của ông rất đặc sắc, đọc rất êm tai, nghĩa lý khá rõ
ràng", nhất là văn trong Khóa Hư "là văn biền ngẫu rất khó
dịch".
Ông
cũng viết các sách về Phật học như Sự tích Phật tổ diễn ca, Nhòm qua cửa Phật,
Cải tà quy chính, Khóa tụng hàng ngày, Con đường Phật học thế kỷ 20.
Năm
1943, ông soạn cuốn Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính, chủ yếu dùng triết lý
Phật học để giải thích. Ông coi tập thơ Nôm khuyết danh đó là kinh Phật chứ
không chỉ là một tác phẩm văn chương.
Tác
phẩm cuối cùng của ông là "Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX" xuất
bản năm 1952 thể hiện quan điểm của một Phật tử chân chính, tiên tiến, yêu
nước, kiên quyết vạch mặt một số tăng sĩ vùng địch chiếm mưu mô thần bí hóa đạo
Phật, qua đó làm nhụt tinh thần kháng chiến của dân tộc.
Title: | Tìm hiểu quan điểm tiến bộ của Thiều Chửu về Phật giáo |
Authors: | Nguyễn, Đại Đồng |
Keywords: | Thiều Chửu Phật giáo Lịch sử Phật giáo |
Issue Date: | 2007 |
Publisher: | Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam |
Description: | Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Số 4/2007; 4 tr. ; TNS07555 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53638 |
Appears in Collections: | Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét