Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Luật này quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề.
Luật
này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề và tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động dạy nghề tại Việt Nam.
1. Hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó.
Mục
tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,
dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có
đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp,
có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có
khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dạy nghề
là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.
2. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề.
3. Chương trình khung
quy định về cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các mô-đun, môn học,
tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng
ngành nghề đào tạo.
4. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quy định về mức độ thực hiện và yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện các công việc của một nghề.
Dạy
nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng
nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.
1.
Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề
góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập
nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào
tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2.
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và
phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết
bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập
trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của
khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị
trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá.
3.
Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân
Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Khuyến
khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề; khuyến
khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Các
cơ sở dạy nghề bình đẳng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi
về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.
4.
Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân
xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật,
khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động
trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối
tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm
việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.
1.
Liên thông trong đào tạo được thực hiện căn cứ vào chương trình đào
tạo; người học nghề khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ cao
hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang học ngành nghề, trình độ đào
tạo khác thì không phải học lại những nội dung đã học.
2.
Hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 22 và Điều 29 của Luật này căn
cứ vào chương trình dạy nghề để quyết định mô-đun, môn học hoặc nội
dung mà người học nghề không phải học lại.
3. Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương chỉ đạo xây
dựng chương trình dạy nghề bảo đảm liên thông giữa các trình độ đào tạo
trong dạy nghề.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy
nghề ở trung ương quy định việc thực hiện liên thông giữa trình độ trung
cấp nghề, cao đẳng nghề với trình độ đại học cùng ngành nghề đào tạo.
1. Lợi dụng hoạt động dạy nghề để trục lợi, lạm dụng sức lao động.
2. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên của cơ sở dạy nghề và người học nghề.
3. Gian lận trong tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp bằng, chứng chỉ nghề.
Title: | Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam |
Other Titles: | The Vietnamese Laws on Vocational Training |
Authors: | Trần, Thị Thu Hà |
Keywords: | Pháp luật Dạy nghề Việt Nam |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/16689 |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét